Hotline

0243 566 5855

Bản chất và sự phân biệt của các loại sơn phủ

Table of contents

1. Sơn đi từ chất tạo màng bằng nhựa trùng ngưng (có sinh ra H2O) gốm các loại chủ yếu

1.1 Sơn Alkyd

Bản chất: Đi từ nhựa Alkyd: là sản phẩm trùng ngưng  của  rượu  đa  chức  +  Acid  đa chức  hoặc  Anhydric  +  dầu  béo  (đậu nành, cao su, lanh)

Ứng dụng chính: Sản  xuất  các  loại  sơn  kiến  trúc  (lót, phủ trang trí)

1.2  Sơn Amino – Alkyd

Bản chất: Là  dạng  sơn  sấy  đi  từ  nhựa  Amino trộn với nhựa Alkyd. Nhựa Amino có 2 dạng:

  • Nhựa  Ure:  trùng  ngưng  với Formaldehyde  (chất  lượng  cao  hơn nhựa Alkyd)
  • Nhựa  Melamin:  trùng  ngưng với Formaldehyde. 

Ứng dụng chính: Sơn sấy công nghiệp dùng cho bình gas hoặc dụng cụ khác bằng kim loại

1.3 Sơn Epoxy

Gồm có 3 loại:

  1. Epoxy 2 thành phần: khô bằng chất đóng rắn.
  2. Epoxy 1 thành phần: khô bằng sấy ở nhiệt độ cao.
  3. Sơn Epoxy Ester 1 thành phần khô bằng chất làm khô giống Alkyd.

Bản chất: Là  nhựa  trùng  ngưng  của  Diphenolpropan (gọi là Dian) với Epichlohydrin.

Ứng dụng chính: Sơn bảo vệ đặc biệt; Sơn công nghiệp (là loại sơn chất lượng cao)

1.4 Sơn Polyester

Bản chất: Là sản phẩm trùng ngưng của rượu 2 chức + Acid 2 chức, gồm có:

  • Polyester  bão  hòa  dùng  cho  sơn Polyurethane (PU) và sơn sấy nóng.
  • Polyester  không  bão  hòa  dùng  cho sơn  khô  tự  nhiên  hóa  dẻo  bằng  Parafin vân sơn sấy nóng không có Parafin

Ứng dụng chính: Sơn cách điện; Làm chất hóa dẻo cho sơn Nitrocellulose,   Polyvinyl   Clorua, copolymer  Vinyl  Clorua, Aminoformaldehyde, Composite, đồ gỗ bóng cứng cao cấp

1.5 Sơn Polyurethane

Bản chất: Là sản phẩm trùng ngưng của rượu 2 chức Đi   từ   nhựa   Polyester   bão   hòa   với

Isocyanate, gồm các loại sơn PU:

  • Hai thành phần, đóng rắn nguội hoặc sấy nóng.
  • Một thành phần, sấy nóng
  • Met thành phần, sấy khô bằng hơi ẩm
  • Urethane Alkyd, khô tự nhiên
  • Urethane Alkyd, gốc nước, sấy nóng

Ứng dụng chính: Sơn cách điện; Sơn  bảo  vệ  đặc  biệt  (sơn  giàn khoan  dầu  khí,  sơn  chịu  hóa  chất,  sơn sàn,…) và Sơn công nghiệp (cho đồ gỗ, …)

1.6 Sơn Silicone

Bản chất: Là một loại Polymer hỗn hợp vô cơ và hữu cơ: Co  – Silic tạo thành từ phản ứng trùng ngưng các monomer Silanol và Nhựa  Silicone  nguyên  chất  dùng  làm  sơn

Ứng dụng chính: Sơn bảo vệ đặc biệt (sơn giàn khoan dầu   khí,   sơn   chịu   hóa   chất,   sơn sàn,…); Sơn công nghiệp (cho đồ gỗ, …) được cung ứng dưới dạng; Trong  dung  môi  hữu  cơ  (hàm  lượng  rắn 50-80%);  Trong dung môi nước (hàm lượng rắn 40- 50%); Dạng bột 100% nguyên chất.  

2. Sơn đi  từ  chất  tạo  màng  bằng  nhựa  trùng  hợp  (gắn  mạch  monomer  đơn thuần, không sinh ra H2O)

2.1 Sơn gốc nhựa Vinyl: gồm các loại sơn chính là:

  1. Sơn Copolymer Vinyl

Bản chất: Là  sản  phẩm  đồng  trùng  hợp  giữa Vinyl  Clorua  và  Vinyl  Acetate  với trọng  lượng  phân  tử  M=12000-25000. Thường dùng phối hợp với nhựa Alkyd và Epoxy lỏng để cải thiện tính chất sử dụng

Ứng dụng chính: Dùng  làm  sơn:  bền  khí  quyển,  hóa chất, bền nước, chống thấm,…

  1. Sơn Per Chlorvinyl

Bản chất: Đi  từ  phản  ứng  Clor  hóa  Poly  Vinyl Clorua  chứa  tối  đa  62-65%  Clor.  Có

2 loại:

–  Phân tử thấp: M=31000

–  Phân tử trung bình: M=57000

Ứng dụng chính: Dùng  làm  sơn:  bền  khí  quyển,  hóa chất, bền nước, chống thấm,…

  1. Sơn Polyvinyl Acetate

Bản chất: Đi  từ  phản  ứng  trùng  hợp  Vinyl Acetate.  Có  tính  bám  dính  tốt  vào

nhiều  loại  bề  mặt  khác  nhau,  chịu mài mòn, bền ánh sáng nhưng không chịu nước, acid, kiềm.

Ứng dụng chính: Dùng làm sơn nước chất lượng thấp van keo dán giấy.

2.2 Sơn Acrylic

Bản chất: Sơn Acrylic đi từ chất tạo màng là nhựa  trùng  hợp  gốc  Acrylic  và nhựa  đồng  trùng  hợp  gốc  Acrylic với gốc Vinyl, Styren, …

Sơn Acrylic có 3 loại chính là:

  •  Sơn  Acrylic  nhũ  tương  gốc  nước (dạng dung dịch nước)
  • Sơn  Acylic  gốc  dung  môi  dạng dung dịch lỏng, khô tự nhiên, gọi là sơn Acrylic Nhiệt dẻo.
  • Sơn  Acrylic  gốc  dung  môi  dạng dung dịch lỏng, khô do sấy nóng, gọi là Acrylic Nhiệt rắn.
  •  Sơn nước kiến trúc.
  •  Sơn trang trí cao cấp có chất lượng cao  về  độ  bóng,  cứng,  bền  màu.
  • Dùng sơn thiết bị, dụng cụ tân trang xe hơi, …

Ứng dụng chính: Ứng  dụng  rộng  rãi  trong  sơn công nghiệp sấy nóng

2.3 Sơn Cao su Clo hóa

Bản chất: Đi từ nhựa cao su Clo hóa phối hợp với chất hóa dẻo hoặc nhựa Alkyd; Nhựa  cao  su  Clo  hóa  thuộc  loại Elastomer (polymer thấp phân tử và Nhựa cao su Clo hóa được điều chế từ quá trình Clo hóa dung dịch trong dung môi dẫn xuất Clo của cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp.

Ứng dụng chính: Dùng làm sơn bảo vệ và trang trí cho kim loại, bê tông, hồ  chứa chịu  nước biển, acid, kiềm,

3. Sơn Nitrocellulose (NC)

Bản chất: Là chất tạo màng sơn gốc Ester Cellulose, được điều chế từ bông gòn và gỗ trong hỗn hợp acid Nitric và Sulfuric sao cho đạt được hàm  lượng  N2  khoảng  11-12%  (nếu  lượng N2 cao hơn nữa thì có thể gây nổ). Để phòng ngừa khả năng gây nổ, người ta thường thấm ướt bột Nitrocellulose bằng rượu Ethanol.

  • Dung  môi  cho  chất  tạo  màng  NC  là  hỗn hợp của Ester Acetate và rượu Ethanol.
  • Tùy theo độ nhớt của NC mà sử dụng vào các mục đích bảo vệ vật liệu khác nhau.

Ứng dụng chính: 

  •  NC độ nhớt cao làm dầu bóng cách điện và cho da.
  • NC  độ  nhớt  trung  bình  làm  keo  và dầu bóng cho gỗ.
  • NC độ nhớt thấp làm sơn lót, mastic.
  • NC  độ  nhớt  rất  thấp  làm  dầu  bóng cho kim loại, xe hơi.
  • NC  độ  nhớt  1/2  giây  (Eugler)  làm dầu  bóng  cho  giấy  hoặc  đồ  gỗ  nội thất
  • NC  thường  phối  hợp  với  các  chất  tạo màng khác để tăng độ bám dính, độ dẻo, độ bóng, …

4. Sơn dầu nhựa thiên nhiên (sơn dầu)

Bản chất: Đi từ chất tạo  màng  là hỗn hợp các dầu béo hoặc hỗn hợp dầu béo với nhựa thiên nhiên và nhựa tổng hợp; Trong công nghiệp sơn thường bổ sung nhiều loại dầu nhựa thiên nhiên như sau:

  1. Dầu béo không khô (ví dụ: dầu dừa, dầu thầu dầu) làm nhựa Alkyd sơn sấy.
  2. Dầu béo bán khô (ví dụ: dầu đậu nành, dầu cao su) làm nhựa Alkyd sơn phủ.
  3. Dầu  béo  khô  (ví  dụ:  dầu  lanh,  dầu  trẩu)  làm nhựa Alkyd sơn lót.
  4. Nhựa  thông:  biến  tính  với  Maleic  làm  sơn trang trí; biến tính với vôi, oxyt kẽm, glycerin làm sơn dầu cấp thấp hoặc sơn chống hà

Ứng dụng chính: 

– Chế  tạo  sơn  dầu  cho  sơn  kiến  trúc (chất lượng thấp).

– Chế tạo sơn chống hà.

Ngoài ra còn một số nhựa khác như: nhựa cánh kiến, nhựa chai (có ở Việt Nam) chỉ

sử dụng chuyên biệt và chất lượng không cao.

5. Sơn nhựa đường (Bitum)

Mặc  dầu  là  loại  nhựa  thiên  nhiên  nhưng  do  tính  chất  sử  dụng,  nó  được  xếp  vào

dạng riêng biệt.

Bản chất:  Là một loại nhựa tạo màng màu đen của hỗn   hợp   các   Asphalt   và   Hydrocarbon Resin, gồm các loại Bitum như sau:

  1. Bitum thiên nhiên: có tên gọi là Asphalt từ quặng mỏ.
  2. Bitum  nhân  tạo:  từ  công  nghệ  hóa  dầu và  công  nghệ  luyện  than  cốc  cho  ra  sản phẩm  nhựa  đường  than  đá  (coal  tar  pek)  có nhiều ứng dụng trong công nghiệp sơn.

Ứng dụng chính: 

– Sơn  chịu  nước,  chống  thấm  trong xây dựng, sơn chịu hóa chất, chống ăn mòn  kim  loại  dưới  nước  cho  công trình biển.

– Dùng biến tính các nhựa Epoxy, PU, Phenolic nhằm làm giảm giá thành các loại  sơn  màng  mà  chất  lượng  vẫn  đạt yêu cầu.

6. Các loại sơn công nghiệp gốc nước

Bản chất:  Đi từ chất tạo màng là nhựa tổng hợp gốc nước (Water-born resin hoặc Water-reducible resin) gồm các loại chủ yếu như:

  1. Dầu béo khô Maleic hóa.
  2. Nhựa Alkyd gốc nước có chỉ số Acid Ia = 40-65.
  3. Nhựa   Alkyd gốc nước   biến   tính Acrylic.
  4. Nhựa Silicone gốc nước biến tính Alkyd và Polyester.
  5. Nhựa  Acrylic  nhiệt  dẻo  và nhiệt rắn gốc nước.
  6.   Nhựa Epoxy gốc nước.
  7. Nhựa PU gốc nước.

Ứng dụng chính: Sơn kiến trúc và  sơn công nghiệp thân môi trường cụ thể là:

–  Sơn điện di.

–  Sơn kiến trúc.

–  Sơn trang trí công nghiệp.

–  Sơn chịu nhiệt, sơn bảo vệ ngoài trời độ bền cao.

–  Sơn công nghiệp, sơn sấy.

–  Sơn bảo vệ đặc biệt.

II. PHÂN LOẠI SƠN THEO PHẠM VI SỬ DỤNG

1. Sơn kiến trúc (ARCHITECTURAL COATINGS)

Bản chất:

  • Là  các  loại  sơn  “hàng  tiêu  dùng phổ thông” được lưu thông qua đại lý bán lẻ hoặc người tiêu dùng trực tiếp hoặc nhà thầu sơn.
  • Chủng  loại  sơn  kiến  trúc  gồm  các loại  sơn  gốc  dung  môi  và  sơn  gốc nước.
  • Trong  mỗi  loại  sơn  kiến  trúc  đều có  thể  áp  dụng  sơ  đồ:  sơn  lót,  sơn đệm, sơn phủ trang trí.

Ứng dụng chính: 

  • Là  các  loại  sơn  “hàng  tiêu  dùng phổ thông” được lưu thông qua đại lý bán lẻ hoặc người tiêu dùng trực tiếp hoặc nhà thầu sơn.
  • Chủng  loại  sơn  kiến  trúc  gồm  các loại  sơn  gốc  dung  môi  và  sơn  gốc nước.
  • Trong  mỗi  loại  sơn  kiến  trúc  đều có  thể  áp  dụng  sơ  đồ:  sơn  lót,  sơn đệm, sơn phủ trang trí.

2. Sơn bảo vệ đặc biệt (HEAVY DUTY PROTECTIVE COATINGS)

Bản chất: 

  • Là  các  loại  sơn  bảo  vệ,  chống ăn  mòn, xâm  thực  cho  thiết  bị, đường   ống,   nhà xưởng,   công trình  lắp  đặt  ở  đất  liền  hoặc ngoài  biển,  vừa  chịu  thời  tiết, vừa chịu hóa chất.
  • Các  bề  mặt  được  bảo  vệ  là  sắt, thép,  bê tông  hoặc  các  vật  liệu khác.
  • Chất  lượng  bảo  vệ  công  trình phụ thuộc  vào  các  yếu  tố:  xây dựng  sơ  đồ  sơn,  việc  xử  lý  bề mặt,   loại   sơn   chọn   dùng   và phương pháp thi công.
  • Nhà sản xuất sơn phải bảo hành chất lượng sơn đưa vào sử dụng.

Ứng dụng chính: 

  • Sơn tàu biển và giàn khoan dầu khí 
  • Sơn sàn công nghiệp.
  • Sơn chịu hóa chất,
  • Sơn  đường  ống,  bồn  chứa  nhiên liệu,…
  • Đi từ gốc nhựa khác nhau: phổ biến nhất là Epoxy, PU, Acrylic, Polymer vô cơ, v.v…
  • Ghi chú: mỗi loại sơn này đều có nội dung chuyên ngành riêng biệt.

3. Sơn công nghiệp (INDUSTRIAL COATINGS)

Bản chất: 

–   Là các loại sơn dùng trong công nghiệp, phục  vụ  cho  việc  bảo  vệ  hoặc  trang  trí cho các sản phẩm của nhà sản xuất ra các hạng mục hàng hóa công nghiệp phục vụ cho xã hội.

–   Nhà sản xuất sơn luôn phải đáp ứng yêu cầu  về sơn  của  các  nhà  sản  xuất  hàng công nghiệp, cụ thể: 

  1. Chủng  loại  sơn  và  chất  lượng  kỹ  thuật thích hợp với hàng công nghiệp
  2. Phương pháp thi công sơn.
  3. Thời  gian  khô  tự  nhiên  hoặc  điều  kiện sấy nóng.
  4. Các  yêu  cầu  đặc  biệt  về  kỹ  thuật,  chịu nhiệt, chịu trầy xước, chịu hóa chất…
  5. Các  yêu  cầu  về  ô  nhiễm  môi  trường  khi

 

Ứng dụng chính:

–  Sơn cuộn (Coil Coating).

–  Sơn can (Can Coating).

–  Sơn xe hơi (Automotive Coating).

–  Sơn xe gắn máy

–  Sơn đồ gỗ.

–  Sơn chất dẻo.

–  Sơn bột.

–  Sơn giao thông (Hotmelt)

–  Sơn khô bằng tia bức xạ (UV Cured

Coating) thi công.

KẾT LUẬN

Hai cách phân loại sơn đã trình bày trên được coi là 2 cách phân loại chủ yếu để nhà sản xuất sơn biết xếp loại sản phẩm của mình thích hợp như thế nào đối với yêu cầu của khách hàng cũng như việc định hướng phát triển sản phẩm mới phục vụ thị trường và đối tượng khách hàng. Đối  với  kỹ  thuật  phổ  cập  và  chuyên  sâu  của  người  có  liên  quan  trực  tiếp  đến  kỹ thuật sản xuất và nghiên cứu thì cách phân loại thứ nhất theo bản chất chất tạo màng sơn để gọi tên loại sơn nào đó là cần thiết. Đối với công tác tiếp thị và bán hàng cũng như xây dựng dự án phát triển sản phẩm mới theo thị trường thì cách phân loại thứ 2 là cần thiết, nhưng cũng cần có hiểu biết về cách phân loại thứ nhất để làm cơ sở phát triển sản phẩm của mình.

Share Social
02462726969