Hotline

0243 566 5855

Phụ gia bôi trơn cho cao su – nhựa

Table of contents

Nguyên lý hoạt động và vai trò của chất bôi trơn

– Chất bôi trơn trong hỗn hợp polymer cao su và nhựa là một thành phần có tính linh động cao khi gia công, chúng đóng vai trò như một lớp đệm linh động giữa các phân tử và giữa polymer với thành thiết bị để giảm ma sát cho hệ thống.

– Trong quá trình gia các công vật liệu polymer như cao su và nhựa, ma sát phát sinh từ 2 nguồn gốc:

Ma sát giữa polymer và polymer (tức giữa các phân tử với nhau) ma sát này được gọi là ma sát nội.

Ma sát giữa polymer và thành thiết bị, ma sát giữa polymer với bề mặt trục vít, bề mặt khuôn… Các ma sát này gọi là ma sát ngoại.

Vai trò của chất bôi trơn là nhằm giảm các ma sát nội và ma sát ngoại nói trên, nhằm giúp giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình gia công như: Tổn hao năng lượng lớn, tăng thời gian và chi phí gia công, gây tổn thương mạch phân tử của polymer làm suy giảm tính chất của cao su – nhựa. Ngoài ra các chất bôi trơn còn có tác dụng giúp cải thiện dòng chảy (chất trợ dòng), giúp độ nhớt của dòng chảy giảm, cải thiện độ trong của sản phẩm, giảm áp suất của quá trình gia công polymer, giúp giảm lực ma sát giữa polymer và bề mặt khuôn, giúp tách khuôn cho sản phẩm được thuận lợi.

Phân loại

– Dựa vào vai trò, bản chất hoạt động của chất bôi trơn ta phân loại chất bôi trơn thành 2 loại: Bôi trơn nội và bôi trơn ngoại.

Bôi trơn nội: Đây là chất có ái lực cao với mạch polymer, để giảm được ma sát nội, các chất bôi trơn phải có ái lực với phân tử polymer đủ lớn, để có thể xâm nhập vào các cấu trúc polymer. Chúng tạo thành một lớp đệm giữa các phân tử polymer giúp chúng trượt thuận lợi hơn. Với bản chất này, chúng có tính hoà tan trong polymer và có đặc điểm giống như chất hoá dẻo cho polymer.

Bôi trơn ngoại: Chất bôi trơn ngoại có thể len vào khe hở giữa polymer và bề mặt kim loại, để giảm ma sát ngoại, các chất bôi trơn ngoại phải có khả năng thoát ra bề mặt của polymer và dòng chảy của polymer một cách nhanh chóng. Đồng thời chúng liên kết và bao phủ lên bề mặt kim loại tạo thành một lớp đệm giúp giảm ma sát.

Hiện nay trên thị trường phổ biến với một số chất bôi trơn thường được sử dụng cho cao su – nhựa như: Axit Stearic, Kẽm Stearate, Pewax, EBS, Paraffin…

Share Social
02462726969