Hotline

0243 566 5855

Thực trạng ngành hóa chất công nghiệp nước ta hiện nay

Table of contents

Đối với ngành công nghiệp hóa chất ở việt nam luôn luôn đa dạng về các loại hình sản phẩm nhằm phục vụ cho ngành kinh tế kỹ thuật.
Đối với ngành công nghiệp hóa chất ở việt nam luôn luôn đa dạng về các loại hình sản phẩm nhằm phục vụ cho ngành kinh tế kỹ thuật. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về thực trạng ngành công nghiệp hóa chất ở nước ta hiện nay.

1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp hoá chất ở việt nam

Về ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam được xây dựng trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 1954. Trải qua hơn một thập kỷ cùng với sự phát triển nhanh chóng, ngành công nhiệp Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế về kỹ thuật độc lập. Từ năm 1980 – 1985, báo cáo ngành hóa chất việt nam là một trong những ngành thể hiện rõ tính chủ đạo của nền công nghiệp quốc doanh. Các doanh nghiệp của nhà nước đảm bảo được 70% tổng giá trị sản lượng toàn ngành. Năm 1985, nó chiếm tỉ trọng cao trong toàn bộ ngành công nghiệp của Việt Nam. Bắt đầu từ thời kỳ đổi mới 1986, nền công nghiệp hoá chất nước ta đã phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng cao nhất vào thời kỳ 1991 – 1995, đạt mức ở 20%/năm. Những năm cuối thế kỷ XX, ngành công nghiệp hoá chất nước ta cũng tăng trưởng ở tất cả các thành phần kinh tế.

2. Thực trạng ngành công nghiệp hoá chất ở việt nam hiện nay

Việc sử dụng hóa chất trong công nghiệp hóa chất là gì, các khâu sản xuất hay ở các xí nghiệp, nhà xưởng, sản xuất lương thực thực phẩm đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân Việt Nam.

Đặc điểm của ngành công nghiệp này chính là sự đa đạng về sản phẩm nhằm để phục vụ cho tất cả các ngành khác liên quan đến kinh tế kỹ thuật. Từ đó ngành công nghiệp hóa chất có thể khai thác mọi thế mạnh cũng như tài nguyên của đất nước từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp. Nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của một đất nước.

Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, những cải cách về kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời phát triển côngnghiệp – nông nghiệp. Nhu cầu về tiêu thụ nguyên liệu hoá chất ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng trưởng sản xuất hoá chất hàng năm là 15%. Sự tăng trưởng kinh tế về vai trò của ngành công nghiệp hóa chất đó đẫn đến gia tăng lượng chất thải, phát sinh thêm nhiều chất thải độc hại. Tình trạng đó đã tác động mạnh mẽ đến môi trường. Việt Nam là một nước đang trong tình trạng thiệt hại về môi trường ở mức cao, giá trị này đang có xu hướng gia tăng. Các dây chuyền về sản xuất hoá chất có thể thiếu nhiều trang bị an toàn. Việc công nghệ sản xuất sạch hơn trong sản xuất hoá chất vẫn còn chưa được áp dụng rộng rãi. Một số hoá chất độc hại trong dây chuyền sản xuất chưa được thay thế. Các cơ sở sản xuất vẫn còn thiếu hệ thống để xử lý chất thải.

3. Đánh giá tình hình phát triển ngành công nghiệp hoá chất ở việt nam hiện nay

Đánh giá về đặc điểm của ngành công nghiệp hóa chất là công nghệ nhìn chung vẫn còn lạc hậu, năng suất lao động thấp. Với một số ngành cơ bản như hoá dầu, hoá hữu cơ về cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu. Ngành công nghiệp hoá chất vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu của các ngành kinh tế khác. Nhiều sản phẩm thiết yếu thuộc ngành công nghiệp hóa chất như soda, chất dẻo, sợi tổng hợp hay thuốc nhuộm tại Việt Nam vẫn chưa sản xuất được. Những ngành sản xuất để sử dụng các nguyên liệu này chủ yếu phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Công nghiệp hoá chất của nước ta chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền cơ cấu công nghiệp là 11,2%. Tuy nhiên, ngành này so với các nước mới phát triển ở khu vực Đông Nam Á thì về năng lực sản xuất hoá chất vẫn còn quá nhỏ bé.

Hoá chất về cơ bản tuy là lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế của một đất nước, nhưng hiện nay thì vai trò của nó vẫn còn hạn chế. báo cáo ngành hóa chất việt nam 2016 thì ngành công nghiệp hoá chất ở nước ta chưa sản xuất được các loại hóa chất hữu cơ về mặt cơ bản như cloroform,metanol, etanol,…Và vẫn thiếu một số hoá chất vô cơ đang có nhu cầu sử dụng lớn như soda, axit nitric, axit photphoric,… Hay còn chưa phát triển các sản phẩm hoá chất tinh khiết để sử dụng trong dược phẩm, nghiên cứu khoa học, chế biến thực phẩm, cao su. Còn chưa có khả năng sản xuất về các loại nguyên liệu nhựa.

Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển hoá chất phục vụ nông nghiệp. Chiến lược để sản xuất phân bón trong nước vẫn không ngừng tăng sản lượng đạt ở mức 10%/năm. Tuy nhiên, với năng lực sản xuất phân bón nước ta hiện nay mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp. Điểm yếu của ngành công nghiệp hóa chất phân bón nội địa này là không được đa đạng về chủng loại phân bón. Nhu cầu về phân DAP, phân đạm, ure đều phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Công nghiệp hoá chất ở Việt Nam chủ yếu nhằm phục vụ nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiêu dùng. Các ngành đó bao gồm:

Hoá chất để phục vụ cho nông nghiệp
Phân bón như phân lân, phân đạm, phân NPK,…
Hoá chất dùng để bảo vệ thực vật
Hoá chất vô cơ cơ bản
Soda, xút, axit sulfuric, axit photphoric, axit clohydric,…
Hoá chất của ngành công nghiệp
Đất đèn, oxy, cacbonic, than hoạt tính, amoniac, phụ gia của sản phẩm dầu mỏ, que hàn, nguyên liệu nhựa
Hoá chất dùng trong tiêu dùng
Xăng dầu, chất tẩy rửa, pin ắc quy, cao su, sơn

4. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hoá chất ở việt nam

Với nhu cầu phát triển như hiện nay, thị trường hóa chất việt nam đã xây dựng được chiến lược để phát triển ngành. Mục tiêu của việc phát triển công nghiệp hoá chất ở nước ta này là tập trung vào các lĩnh vực có tính chất chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân.Đồng thời ngành công nghiệp hóa chất còn đảm bảo vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Đó chính là các hoá chất để phục vụ nền nông nghiệp, cao su và hoá chất cơ bản.

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội này đã xác định được việc phát triển công nghiệp hoá chất cơ bản. Cũng như xây dựng có chọn lọc một số cơ sở về công nghiệp nặng hoá chất cơ bản phải phù hợp với công nghệ, thị trường và phát huy được hiệu quả. Nhịp độ tăng trưởng về giá trị gia tăng công nghiệp này bình quân đạt khoảng 10 – 10,5%/năm. Mục tiêu của ngành công nghiệp hoá chất chính là đạt mức tăng trưởng lên ít nhất 20%.

Kế hoạch phát triển thị trường hóa chất việt nam 2016 đã xác định mục tiêu là:

Từng bước xây dựng được ngành công nghiệp hoá chất có cơ cấu hợp lý và hiện đại. Phải hình thành được các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn với những công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là sử dụng có hiệu quả tài nguyên trong nước, đáp ứng về yêu cầu thị trường trong nước và thay thế được hàng nhập khẩu, phương châm tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Tiếp tục tìm kiếm thêm các nguồn vốn và các hình thức đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mới. Các dự án về hóa chất như phân đạm urê, xút (NaOH), diamoniphotphat (DAP), soda (Na2CO3), máy kéo, săm lốp ô tô và một số sản phẩm có giá trị cao về kinh tế.
Nhanh chóng đầu tư về chiều sâu, đổi mới các công nghệ, thiết bị hiện tại để sản xuất các sản phẩm hóa chất có nhu cầu lớn trong nước nhằm hòa nhập với ngành công nghiệp hóa chất thế giới. Việc đầu tư này phải có lợi thế về nguyên liệu, vật liệu và có khả năng cạnh tranh về phân lân chế biến, phân bón hỗn hợp NPK, các loại săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy. Hay là các loại axit photphoric (H3PO4); tripolyphotphat, axit sulfuric (H2SO4), xút (NaOH), ắc quy, bột nhẹ.
Để thực hiện mục được các tiêu trên, nhiệm vụ kế hoạch đó cũng đã nêu rõ về các phương phướng phát triển sản xuất hoá chất cơ bản. Đó là đẩy mạnh sản xuất các ngành công nghiệp hoá chất cơ bản truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó phải nghiên cứu chuẩn bị đầu tư sản xuất xút và soda có quy mô lớn. Nhằm phục vụ cho việc phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp về vật liệu xây dựng cũng như luyện kim và lọc dầu.
Định hướng về cơ bản của chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam là phát huy lợi thế về tài nguyên khoáng sản và thực vật. Việc phát huy này để đẩy mạnh thêm lãnh vực phân bón, hoá dược, cao su, hoá chất vô cơ và hoá dầu. Đồng thời mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các nước khác để xây dựng nên một ngành công nghiệp hoá chất ở việt nam phát triển cân đối, hiện đại. Đồng thời phải phát huy đến mức cao nhất về tiềm lực đối với nền kinh tế trong nước và quốc phòng.
Thêm vào đó, kế hoạch phát triển này đã khuyến khích việc áp dụng thêm công nghệ hiện đại cho sản phẩm hóa chất đạt chất lượng cao. Các sản phẩm này với giá cả cạnh tranh và giảm thiểu được các tác động bất lợi của việc sản xuất công nghệ hóa chất lên môi trường. Ngoài ra, kế hoạch phát triển này cũng phải đi đôi với việc chuyển đổi cơ cấu của ngành công nghiệp và ngành kinh tế nói chung.

Share Social
02462726969