Hotline

0243 566 5855

XYLENE LÀ GÌ? ỨNG DỤNG CỦA XYLENE?

Table of contents

Xylene là một loại dung môi được sử dụng phổ biến và có số lượng tiệu thụ lớn nhất trên thị trường hiện nay. Bởi chúng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất. Vậy dung môi Xylene công nghiệp là gì, liệu rằng chúng có độc hại như mọi người vẫn thường nghĩ khi nói tới hóa chất, chúng được ứng dụng cụ thể ra sao trong các lĩnh vực. Hãy cùng FSI Việt Nam giải đáp mọi thắc mắc về hợp chất hóa học này với bài viết dưới đây nhé!

1. Khái quát về dung môi Xylene

Dung môi Xylene hay Xylen có công thức hóa học là C8H10, xylene được tạo thành từ ba đồng phân của Đimethylbenzen. Xylene là dung môi có 3 đồng phân: meta, ortho, para xylene. Dung môi này có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất.

Bảng thể hiện các đồng phân của hóa chất xylen
Tổng quan các đặc điểm của dung môi xylen
Tên thông thường Xylen o-Xylen m-Xylen p-Xylen
Danh pháp IUPAC Đimetylbenzens 1,2-Đimetylbenzen 1,3-Đimetylbenzen 1,4-Đimetylbenzen
Tên khác Xylol o-Xylol; Octoxylen m-Xylol; Metaxylen p-Xylol; Paraxylen
Công thức phân tử C6H4(CH3)2­
Khối lượng phân tử 106,17 đvC
Màu sắc Chất lỏng trong suốt, không màu
Số CAS [1330-20-7] [95-47-6] [108-38-3] [106-42-3]
Thuộc tính nổi bật 
Tỉ trọng ở 20°C 0,864 kg/l 0,876 kg/l 0,86 kg/l 0,857 kg/l
Tỷ trọng hơi trong không khí (l) 3.7

 

Giới hạn tiếp xúc (ppm; giờ) 100; 8
Khả năng hòa tan Không hoà tan trong nước nhưng hòa tan hoà tan với cồn, ether, dầu thực vật và các dung môi không phân cực
Độ bay hơi Độ bay hơi vừa phải, hơi đông đặc ở 0°C và 1 atm
Giới hạn bay hơi Thấp hơn 1.0% vol hoặc cao hơn 6.0% vol
Nhiệt độ nóng chảy -47,4 °C (226 K) −25 °C (248 K) −48 °C (225 K) 13.3 °C (286 K)
Nhiệt độ sôi 136.2 °C (412 K) 144.4 °C (417 K) 139 °C (412 K) 138.4 °C (411 K)
Độ nhớt 0,812 cP ở 2000 °C 0,62 cP ở 2000 °C 0,34 cP ở 3000 °C
Mức độ nguy hiểm
MSDS Xylen O-Xylen M-Xylen P-Xylen
Phân loại của EU Gây hại (Xn)
Nhiệt độ chớp cháy cốc kín 24 °C 17.2 °C 25 °C 25 °C
Nhiệt độ tự bốc cháy 500°C
Giới hạn nổ trong không khí (% thể tích) Trên 0.99- Dưới 6.7 Trên 1.1- Dưới 6.4 Trên 1.1- Dưới 6.4 Trên 1.1- Dưới 6.6

 

2. Ứng dụng của dung môi Xylene trong sản xuất, đời sống

  • Sản xuất sơn: Dung môi Xylene sử dụng để tráng men, dùng cho các loại sơn như sơn mài, sơn tàu, các loại sơn bảo vệ.
  • Sản xuất thuốc trừ sâu: Dùng làm chất mang của quá trình sản xuất.
  • Sản xuất keo dán: Dùng để sản xuất keo dán cao su,…
  • Làm dung môi pha chế: Trong những trường hợp cần khô chậm, người ta sử dụng Xylene làm dung môi để pha loãng sơn, mực in, thay thế cho Toluen vì Xylene có khả năng hòa tan tốt và thời gian bay hơi của nó lâu hơn Toluen.
  • Làm chất tẩy rửa: Xylene được sử dụng để làm sạch bề mặt kim loại và các vật liệu bán dẫn.
  • Sản xuất nhựa: p-Xylene là tiền chất cơ bản của acid terephthalic và dimethyl terephthalate, cả 2 monomer này được sử dụng trong sản xuất chai nhựa polyethylene terephthalate (PET) và vải polyester. 98% p-xylene và một nửa hỗn hợp Xylene được dùng vào mục đích này. o-Xylene là tiền chất quan trọng của phthalic anhydride.

3. Những điều cần lưu ý để sử dụng Xylene an toàn:

  • Hợp chất Xylene có khả năng bắt cháy cao, dễ gây nổ. Hơi của nó nặng hơn không khí, có thể tràn dài trên mặt đất.
  • Trong quá trình xử lý Xylene không được sử dụng khí nén vì dễ gây nổ.
  • Quá trình vận chuyển, bơm rót Xylene có thể sinh ra hiện tượng tĩnh điện.
  • Xylene gây dị ứng mạnh với da và mắt, nhiều trường hợp hơi của nó còn làm hại đến thận, gan, hệ thần kinh trung ương.
  • Khi sử dụng và bảo quản Xylene cần để hóa chất này tránh xa các nguồn nhiệt, điện vì chúng có tính bắt cháy cao và khả năng sinh điện, để nơi thông thoáng và tránh nén hơi khí chất này.
  • Khi tiếp xúc cần hóa chất Xylene cần trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ an toàn động. Tuyệt đối tránh để chất này tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, không để dính vào da, mắt, không hít vào.
Share Social
02462726969