Hotline

0243 566 5855

BỌT VÀ CHẤT PHÁ BỌT TRONG HÓA CHẤT NGÀNH SƠN GỐC NƯỚC

Table of contents

Bạn đang băn khoăn lựa chọn chất phá bọt trong ngành sơn thế nào để chất lượng, dễ sử dụng, an toàn, tuy nhiên bạn lại chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề này. Hãy đến với công ty cung cấp phụ gia, hóa chất hàng đầu Việt Nam – Công ty TNHH FSI Việt Nam để cùng tìm hiểu về vấn đề này!

Sơn nhũ tương gốc nước hiện đang sử dụng rộng rãi, ứng dụng dùng trong sơn ngoại thất, nội thất, trang trí và chống thấm trong các công trình xây dựng, kiến trúc. Trong quá trình sản xuất và thi công sơn nước, vấn đề bọt được hình thành tạo không khí vào bên trong quá trình thi công, sản xuất hoặc do tác dụng của hóa học làm cho màng sơn sau khi thi công sẽ bị sần sùi da cam, lồi lõm, có các lỗ đinh khi sơn lại đã khô,.. từ đó làm cho mất thẩm mĩ và không bền vững trong quá trình sử dụng. Điều này đòi hỏi sự can thiệp của hóa chất ngành sơn – chất phá bọt, giúp bảo vệ màng sơn của bạn được chất lượng và có thể đạt yêu cầu thẩm mĩ cao.

Phụ gia phá bọt trong hóa chất ngành sơn, hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại. Vậy cần những nguyên tắc nào để lựa chọn phụ gia phá bọt phù hợp với từng loại sơn nước?

1. Phân loại bọt trong sơn:

Chúng ta có thể hiểu đơn giản như sau:

Bọt ướt (wet foam) sinh ra trong quá trình sản xuất sơn, mực công nghiệp gốc nước, xuất hiện trên bề mặt – đây là loại loại bọt lớn (macro foam).

Bọt khô (dry foam) sinh ra trong quá trình thi công sơn, xuất hiện bên trong (không phải trên bề mặt) – đây là loại bọt rất nhỏ (microfoam).

Cả 2 loại bọt này đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sơn cũng như của màng sơn sau khi thi công, do bề mặt tường bị sần sùi, lồi lõm, giảm sức căng bề mặt, giảm độ bóng của màng sơn.

Vì vậy, chất phá bọt là thành phần không thể thiếu khi xây dựng công thức cho hầu hết các dòng sản phẩm sơn. Mỗi nhóm sản phẩm có các tiêu chí lựa chọn phá bọt khác nhau nhằm tối ưu khả năng phá bọt & giá thành, giảm tối thiểu mức độ gây ảnh hưởng đến hệ sơn:

  • Hệ phá bọt có hiệu quả cao ngay cả sử dụng với lượng rất ít
  • Duy trì được độ ổn định hoạt tính phá bọt đến khi màng sơn được thi công & khô trên tường.
  • Lượng sử dụng tối thiểu đảm bảo hiệu quả lâu dài (có test theo dõi qua thời gian, điều kiện bảo quản khắc nghiệt về nhiệt độ lên tới 50-55 độ C).
  • Nguồn cung cấp ổn định, uy tín
  • Giá thành hợp lý

2. Quá trình sản xuất sơn tạo ra bọt:

Trong sản xuất sơn nước, về cơ bản, bọt được tạo ra chủ yếu trong 3 quá trình sau đây:

2.1. Quá trình sản xuất sơn:

Khi khuấy trộn các hạt bột màu, keo và các chất phụ gia để tạo độ nhớt của hỗn hợp sơn, không khí được trộn lẫn cùng hỗn hợp này sẽ sinh ra các dòng bọt lớn. Chưa kể đến bản thân các thành phần khi cho vào khuấy trộn đã mang sẵn bọt như keo chứa sẵn bọt nhỏ bền vững, bột màu khi đưa vào khuấy trộn cũng tạo ra rất nhiều bọt nhỏ từ bề mặt…

Khi bọt được sinh ra từ quá trình khuấy trộn nói trên, bọt thoát ra gặp phải các chất hoạt động bề mặt trong hỗn hợp (chất phân tán, thấm ướt, surfactants trong sản xuất keo…) thêm với sự phân tán khuấy trộn làm cho các phần tử bọt được tạo thành nhanh chóng và khá bền vững trong hỗn hợp sơn. Chính vì vậy, ta sẽ thấy rất rõ việc sử dụng dư các phụ gia hoạt động bề mặt hoặc hệ sơn sử dụng nhiều keo thường sẽ xuất hiện nhiều bọt nhỏ (kim) bền vững, rất khó bị phá vỡ.

2.2. Quá trình bảo quản sơn:

  • Trong quá trình vận chuyển, thùng sơn bị lắc, xoay cũng sẽ tạo ra bọt to;
  • Nếu bảo quản sơn trong khu vực nhà kho nắng nóng cũng sẽ sinh ra bọt to và bọt nhỏ;
  • Trong khi bảo quản, nếu sơn bị nhiễm khuẩn cũng sẽ hình thành bọt to trong thùng sơn.

2.3. Quá trình thi công:

Trong quá trình thi công, các công đoạn đều có thể sản sinh ra bọt.

  • Khi chiết màu và lắc sinh ra bọt to;
  • Bề mặt tường thời điểm thi công không được vệ sinh sạch, không bả, hoặc bề mặt tường ẩm, khô nóng cũng sinh ra bọt;
  • Sử dụng con lăn, sơn quét không đúng kỹ thuật cũng có thể tạo thành bọt trên màng sơn.

3. Cách hoạt động của chất phá bọt trong quá trình sản xuất sơn:

Ở trên, chúng ta đã tìm hiểu các quy trình sản xuất sơn từ khi khuấy trộn, bảo quản đến thi công, mỗi giai đoạn đều sản sinh ra bọt to, bọt nhỏ, thậm chí là bọt bền vững không dễ phá vỡ. Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng đến chất phá bọt, phụ gia hóa chất ngành sơn này sẽ có nhiệm vụ ngăn chặn quá trình tạo ra bọt, thu gom tập hợp các bọt nhỏ thành bọt to, trực tiếp phá bọt tạo hỗn hợp sơn đồng nhất, không bị mất thẩm mỹ và giảm độ bóng khi thi công.

Thành phần cấu tạo của chất tạo bọt gồm 03 nhóm chính:

Chất vận chuyển (Carrier): Water, Polyether glycols, Oils, Polydimethylsiloxane (PDMS)… Đóng vai trò là môi trường gìn giữ và bảo vệ hoạt tính của chất phá bọt (Actives);

Hoạt chất chính (Actives): 3D Siloxane, PDMS, Organo-Modified Siloxane (OMS) Hydrophobic Silica, Wax, Oil. Có nhiệm vụ duy nhất là làm biến mất hoàn toàn sự hiện diện của bọt trong sơn và khi thi công;

Chất nhũ hóa (Emulsifiers): Non-ionic ethoxylate surfactants, OMS. Đóng vai tròn dẫn dắt để chất phá bọt thâm nhập vào hỗn hợp một cách dễ dàng và tiếp cận bọt nhanh chóng ngay từ khi bọt đang được hình thành… Hoặc có thể nhũ hóa ngay trước khi sử dụng.

Hóa chất phá bọt trong sơn nước do công ty TNHH FSI Việt Nam – Đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp các loại hóa chất, phụ gia ngành sơn nước, phân phối bảo đảm chất lượng tốt nhất cho người sử dụng bởi tính hoàn hảo của nó khi có hiệu quả cao, có khả năng tương hợp và kéo dài thời gian tương hợp để công việc phá bọt được thuận lợi và đơn giản nhất. Bên cạnh đó còn rất thân thiện với môi trường với hàm lượng chất hữu cơ bay hơi thấp, mùi vị có dung môi thơm không gây khó chịu cho công nhân thực hiện cũng như khu vực xung quanh.

Hãy liên hệ với FSI Việt Nam qua thông tin sau:

CÔNG TY TNHH FSI VIỆT NAM 

Địa chỉ: Số 226 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Website: fsivietnam.net 

 

Share Social
02462726969