Hotline

0243 566 5855

Chỉ số IK là gì?

Table of contents

Bình thường khi mua thiết bị điện, chúng ta thường thấy 1 loạt các chỉ số in trên bao bì trong đó có chỉ số IK. Vậy chỉ số IK là gì? Ý nghĩa của chúng như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng FSI Việt Nam tìm hiểu nhé!

Chỉ số IK là gì?

Chỉ số IK là cụm từ viết tắt của từ tiếng anh “Impact Resistance” là chỉ số đánh giá khả năng chống tác động cơ học bên ngoài của vỏ bảo vệ các thiết bị điện.

Cấp bảo vệ chống va đập cơ học được ký hiệu: IK đi theo sau là 2 con số từ 00->10 nhằm thể hiện khả năng chống va đập của các tác nhân bên ngoài vào thiết bị.

IK xuất hiện lần đầu tiên trong tiêu chuẩn BS EN 5010:1995 của Châu Âu. Được sửa đổi 1 lần vào năm 1998 và đến năm 2002 chỉ số cấp bảo vệ chính thức được thông qua và đưa vào khung tiêu chuẩn Châu Âu EN 62262 cũng giống như với tiêu chuẩn Quốc tế IEC 62262.

Tiêu chuẩn EN 62262 có các quy định như:

– Quy định các phương pháp kiểm tra khả năng chống va đập bảo vệ thiết bị điện.

– Quy định các điều kiện cần thiết khi thực hiện kiểm tra.

– Quy định số lần va đập trong 1 lần kiểm tra.

– Quy định các vị trí cần thiết kiểm tra va đập.

–  Quy định kiểu dáng, kích thước, vật liệu cấu tạo nên các dụng cụ thử nghiệm tạo ra các mức năng lượng va đập theo yêu cầu.

Khi đèn Led đặt trong các môi trường như nhà máy, nhà xưởng có độ rung lớn như các xưởng chế biến công nghiệp nặng, trên các công trường, các phương tiện giao thông thì khi lắp đặt các loại đèn led chiếu sáng chúng ta cần quan tâm đến chỉ số chống va đập IK và chọn những loại đèn có chỉ số IK phù hợp kiểm soát chống rung, chống sốc, có độ cân bằng tốt để tránh hư hỏng cho các thiết bị.

Cấu trúc của chỉ số IK

Chỉ số chống va đập IK cấu tạo gồm 2 con số từ 00 đến 10.

Trước đây, khi chỉ số IK chưa được thông qua trong các tiêu chuẩn Châu Âu cũng như Quốc tế thì mức độ bảo vệ chống lại các tác nhân tác động từ môi trường bên ngoài vào thiết bị được các nhà sản xuất ghi thêm 1 chữ số ngay sau chỉ số bảo vệ IP, ví dụ IP75(7). Tuy vậy cấu trúc thể hiện như vậy bị bác bỏ vì chúng không thể hiện rõ ràng chỉ số chống va đập. Vì vậy, ngày nay để thể hiện rõ hơn chỉ số chống va đập các nhà sản xuất sử dụng chỉ số IK, chúng có cấu trúc là IKxy. Trong đó, xy là 2 số trong khoảng từ 00 đến 10.

  • Bảng chỉ số IK ứng với năng lượng va chạm như sau:

Cấp độ IK IK00 IK01 IK02 IK03 IK04 IK05 IK06 IK07 IK08 IK09 IK10
Năng lượng va chạm (Jun) * 0.15 0.2 0.35 0.5 0.7 1 2 5 10 20

 

 

 

  • Đặc điểm kiểm tra tác động như bảng dưới đây:

CẤP IK IK00 IK01-05 IK06 IK07 IK08 IK09 IK10
Năng lượng va đập( Jun) * <1 1 2 2 10 20
Bán kính đầu búa tạo va đập(mm) * 10 10 25 25 50 50
Vật liệu búa tạo va chạm. * Polyamide(1) Polyamide(1) Steel(2) Steel(2) Steel(2) Steel(2)
Trọng lượng búa tạo va chạm(kg) * 0.2 0.5 0.5 1.7 5 5
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa lắc. *
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa lò xo * Không Không Không
Kiểu tạo năng lượng va đập: Búa rơi tự do * Không Không

 

Trong đó : * Không bảo vệ.

(1) Độ cứng Rockwell HR100 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 2039/2.

(2) Độ cứng Rockwell 50 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 6508 hoặc độ cứng Fe 490-2 theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1052.

Ý nghĩa của chỉ số IK

Trong các không gian chiếu sáng thông thường thì chỉ số IK không quá quan trọng và không có nhiều ý nghĩa, nhưng đối với các không gian chiếu sáng đặc thù có độ rung lắc mạnh như trên công trường, nhà xưởng, các nhà máy chế biến công nghiệp nặng, trên các phương tiện giao thông thì chỉ số chống va đập IK lại là chỉ số rất quan trọng và vô cùng cần thiết. Việc lựa chọn loại đèn chiếu sáng công nghiệp có chỉ số chống va đập IK phù hợp giúp bảo vệ các thiết bị điện, giảm thiếu nguy cơ các thiết bị điện hỏng hóc.

Nếu lựa chọn bóng đèn có chỉ số IK thấp sẽ dẫn đến khi có tác động từ môi trường bên ngoài sẽ dẫn đến đèn bị rung lắc mạnh, gây hư hỏng.

  • Dưới đây là ý nghĩa các chỉ số IK tương đương với phương pháp kiểm tra sử dụng kiểu tạo năng lượng bằng búa lắc:

  1. Chỉ số IK00: Có nghĩa là thiết bị không được bảo vệ.
  2. Chỉ số IK01: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 0.15 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 200g, rơi ở độ cao h=7.5cm.
  3. Chỉ số IK02: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 0.2 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=10cm.
  4. Chỉ số IK03: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 0.35 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=17.5cm.
  5. Chỉ số IK04: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 0.5 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=25cm.
  6. Chỉ số IK05: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 0.7 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 200g, độ cao rơi h=35cm.
  7. Chỉ số IK06: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 1 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 500g, độ cao rơi h=20cm.
  8. Chỉ số IK07: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 2 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 500g, độ cao rơi h=40cm.
  9. Chỉ số IK08: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 5 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 1.7kg, độ cao rơi h=29.5cm.
  10. Chỉ số IK09: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 10 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 5kg, độ cao rơi h=20cm.
  11. Chỉ số IK10: Thiết bị điện chịu được năng lượng va chạm 20 jun, tương đương với búa kiểm tra nặng 5kg, độ cao rơi h=40cm.
  12. Với mỗi trọng lượng búa khác nhau, ta điều chỉnh độ cao ban đầu của các búa để tạo ra các mức năng lượng để kiểm tra chỉ số IK khác nhau.

Qua phương pháp thử nghiệm trên, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của chỉ số IK. Ví dụ, bóng đèn led có chỉ số IK06 có nghĩa là đèn có thể chịu được một tác động từ bên ngoài tương đương với năng lượng mà búa nặng 500g và có độ rơi đến 40cm trong thử nghiệm mà không gây hư hỏng.

Để đảm bảo lắp đặt đúng hệ thống đèn trong môi trường chịu nhiều tác động như rung lắc, va đập, chúng ta cần đánh giá mức năng lượng va chạm lớn nhất có thể xảy ra, từ đó để lựa chọn đèn led có chỉ số IK phù hợp. Tránh tình trạng hỏng hóc đèn gây tổn thất chi phí sửa chữa, bảo trì lãng phí không đáng có.

Share Social
02462726969