Hotline

0243 566 5855

NGÀNH SẢN XUẤT SƠN NƯỚC – NHỮNG HÓA CHẤT PHỤ GIA THIẾT YẾU

Table of contents

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ trong công thức sản xuất sơn nước, nhưng phụ gia ngành sơn lại vô cùng quan trọng, góp phần tạo nên những sản phẩm hoàn hảo với những tính năng đặc biệt cho mỗi dòng sơn. Trong bài viết dưới đây FSI Việt Nam sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tính năng của các loại hóa chất, phụ gia trong ngành sản xuất sơn nước.

Các nhóm Hóa chất phụ gia ngành sơn nước được phân loại như sau:

  1. Các loại hóa chất phổ biến:
  • Chất phá bọt
  • Chất lưu biến
  • Chất hoạt động bề mặt
  • Chất thấm ướt và phân tán
  1. Các chất phụ gia chỉ dùng cho một số dòng sơn tùy theo đặc tính sản phẩm:
  • Chất chống cặn lắng
  • Chất chống loang màu
  • Chất chống nhăn trên bề mặt sơn
  • Chất chống ăn mòn và chống thối
  • Chất chống rêu mốc
  • Và một số phụ gia đặc biệt khác….

Dưới đây FSI Việt Nam xin giới thiệu các đặc tính tiêu biểu của một số loại phụ gia được sử dụng trong ngành sản xuất sơn nước.

  1. Phụ gia Chất thấm ướt và phân tán bột màu. 

Trong quá trình sản xuất sơn màu, việc phân bố đồng đều các hạt màu (thể rắn) trong dung dịch tạo màng sơn là yếu tố quan trọng.

Quá tình phân tán bột màu trong sơn chia làm 03 giai đoạn:

  • Thấm ướt
  • Nghiền
  • Ổn định

Chất thấm ướt và phân tán giúp hỗ trợ thực hiện tốt cả 03 giai đoạn trên và ổn định trong quá trình sản xuất sơn màu.

– Thấm ướt bề mặt vật sơn

– Chống lại khiếm khuyết màng sơn do kém dàn trải, cấu trúc tổ ong, loang lổ và tách màu, bắt bụi không khí

– Chống lại sự tạo lồi lõm và tăng độ trơn láng của chất phụ gia bề mặt

  1. Phụ gia phá bọt

Trong quá trình lọc, đóng gói, hoặc khi pha trộn (đối với các loại sơn 2 thành phần) sẽ tạo ra sự xâm nhập của không khí trong sơn và làm xuất hiện các bọt khí làm giảm chất lượng màng sơn.

Là một loại hóa chất hoạt động bề mặt nhằm phá vỡ cấu trúc bọt (gây nên hiện tượng các lỗ khí trong quá trình sản xuất và thi công). Làm cho bề mặt màng sơn được đồng đều và bền đẹp.

Có tác dụng làm tăng sức căng bề mặt của bọt khí dẫn đến làm cho các bọt khí dễ vỡ. Trong dung dịch, nó có tác dụng tập hợp những bọt khí nhỏ thành bọt khí lớn rồi nổi lên trên bề mặt sơn sau đó vỡ ra do các lực tác dụng trên bề mặt.

  1. Chất phụ gia hoạt động bề mặt. 

Sau khi thi công, bề mặt sơn sẽ có nhiều khuyết điểm như:

– Xuất hiện hố lồi lõm

– Có các vết màu loang không đồng mầu

– Dàn trải bề mặt sơn không tốt.

– Dễ bắt bụi, bề mặt sơn mờ bẩn v…v…

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các khiếm khuyết bề mặt sơn nói trên là do sức căng bề mặt khác nhau của các thành phần nguyên liệu khác nhau có trong sơn

Vì vậy cần sử dụng Chất hoạt động bề mặt nhằm làm giảm sức căng bề mặt (hoặc áp lực bề mặt chung) giữa các chất lỏng hoặc giữa chất lỏng và chất rắn.

CÔNG TY TNHH FSI VIỆT NAM

Địa chỉ : Số 226 Võ Chí Công, Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Website: fsivietnam.net

Share Social
02462726969